Đó là bởi vì còn nhiều lầm tưởng chưa được làm rõ, gây ra nhiều cản trở trong quá trình thực hiện. Đừng vội nghi hoặc rằng thương hiệu của bạn không phù hợp với Influencer Marketing, chỉ là bạn chưa tìm ra hướng đi đúng nhất.
Vì vậy, dựa trên hiểu biết cá nhân và tham khảo bài viết của Mr. Andrii Kalashnyk (CMO của trendHERO), mình muốn chia sẻ với mọi người 3 sai lầm trong cách tìm kiếm Influencer và đưa ra một số giải pháp phù hợp hơn. Cùng tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé! 1. Chỉ tìm kiếm theo tỉ lệ tương tác (ER - Engagement Rate) Tỉ lệ tương tác là chỉ số thường xuyên được sử dụng để đo lường mức độ hiệu quả trong Influencer Marketing, nhưng bạn đừng vội đưa ra quyết định nếu chỉ dựa trên chỉ số ER.
Nếu bạn chỉ tìm kiếm Influencer có ER > 5%, chắc chắn bạn sẽ bỏ lỡ nhiều các nhà sáng tạo nội dung khác chất lượng hơn với nhiều hình thức tài trợ linh hoạt hấp dẫn.
Có ba điểm cần chú ý:
- Tương tác giả (fake like & comment)
- ER phụ thuộc vào lượng người theo dõi
- CPM - Cost per thousand impressions (Chi phí cho 1000 lần hiển thị)
Thứ hai, ER phụ thuộc vào lượng người theo dõi. Theo báo cáo của Influencer Marketing Report, người ảnh hưởng sở hữu hàng triệu lượt theo dõi có tỉ lệ tương tác trung bình là 0,8 - 1,3% trong khi Micro Influencer (10k - 100k followers) lại có tỷ lệ tương tác trung bình cao hơn là trên 2%.
Cuối cùng, bạn hợp tác với Influencer quảng cáo cho sản phẩm thuộc thị trường ngách và chạy ads nội dung được tài trợ trên kênh của họ. Thay vì quan tâm đến ER đạt được bao nhiêu phần trăm, bạn cần chú ý xem nội dung của họ có thực sự hướng đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu trong lĩnh vực/ngành hàng đó hay không và đem về hiệu quả CPM như thế nào.
2. Chỉ tìm kiếm Macro Influencer Như đã đề cập ở trên, Mega - Macro Influencer có tỉ lệ tương tác trung bình thấp hơn so với Micro - Nano Influencer.
Một điều chắc chắn rằng bài đăng của Influencer sẽ không hiển thị với tất cả người theo dõi. Influencer có 1 triệu người theo dõi, tỉ lệ tương tác ER = 2% thì có nghĩa nội dung tiếp cận được đến 100.000 - 200.000 người. Còn với Micro Influencer sở hữu 15 nghìn người theo dõi, tỉ lệ ER = 10% hoặc hơn, số người tiếp cận được nội dung vào khoảng 5000 - 8000 người. Nếu bạn booking 20 Micro Influencer, tổng số người tiếp cận là 100.000 - 160.000, chứng tỏ hiệu quả vẫn ngang bằng mà tiếp cận đúng đối tượng khách hàng hơn và chi phí cũng sẽ thấp hơn hoặc tương đương.
Tuy nhiên, tùy vào mục tiêu của chiến dịch để lựa chọn Influencer phù hợp. Nếu bạn muốn tập trung vào việc tạo tiếng vang cho thương hiệu hoặc các chiến dịch mang tầm vĩ mô như bảo vệ môi trường hoặc kêu gọi mọi người tiêm vacxin, Macro - Mega Influencer sẽ đảm nhận tốt nhất nhiệm vụ lan tỏa tới số đông công chúng.
3. Mối quan hệ được Influencer giới thiệu Khi làm việc với Influencer, bạn có thể sẽ được giới thiệu những người có sức ảnh hưởng khác có liên quan như bạn bè, gia đình, hoặc tài khoản khác của Influencer đó. Tất nhiên trong công việc, giới thiệu mối quan hệ qua lại lẫn nhau sẽ mang đến lợi ích trong tương lai cho đôi bên. Một số chiến dịch sẽ cần đến sự kết hợp của một nhóm Influencer có liên quan: hội bạn thân, hội mẹ bỉm sữa, gia đình hot,..
Còn ngoài ra, bạn cần xem xét những người ảnh hưởng đó có cùng chung đối tượng công chúng hay không, vì điều này sẽ khiến bạn hạn chế hơn trong việc mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng mục tiêu. Hoặc nếu họ có ảnh hưởng trong các lĩnh vực khác nhau, điều này không đem lại lợi ích gì cho mục tiêu của chiến dịch. Hơn hết, việc lựa chọn Influencer không có sự liên quan đến nhau vẫn là quyết định tốt nhất.
Một số cách tìm kiếm thêm Influencer phù hợp:
- Theo dõi người ảnh hưởng mà bạn thấy thu hút
- Tìm kiếm theo đề xuất của nền tảng
- Tìm kiếm theo danh mục ngành hàng, từ khoá
- Theo dõi các chiến dịch Influencer Marketing của đối thủ cạnh tranh
- Kết hợp với Agency chuyên về booking KOLs