Tại Việt Nam, chúng ta đang đối mặt với làn sóng Covid mới. Từ những khó khăn qua 2 đợt Covid trước, các thương hiệu cần làm gì để sống sót?
Như một xu hướng chung, trong bối cảnh dịch Covid vẫn đang lan rộng trên toàn thế giới, người tiêu dùng có tâm lý hạn chế ra ngoài, nhu cầu mua sắm online vì thế cũng tăng cao. Hiểu được điều đó, các doanh nghiệp cần thay đổi chiến lược marketing:
Giảm: Quảng cáo ngoài trời (sân bay, ga tàu, bến xe)
Tăng: Quảng cáo media (video, mạng xã hôi, trang web tin tức)
Duy trì: Video trực tuyến
Bán hàng trực tuyến
Từ khi Covid được phát hiện ở Vũ Hán vào tháng 12/2019, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng thay đổi rất nhiều. Việc tránh tụ tập đông người, siêu thị, trung tâm mua sắm cũng trở nên vắng vẻ hơn.
Hầu hết người dân lựa chọn hình thức mua sắm online, vì vậy, việc đẩy mạnh hình thức bán hàng trực tuyến cần được các doanh nghiệp hướng đến.
Bên cạnh đó, với riêng ngành tổ chức sự kiện, nhiều nhà marketer đã thay đổi hình thức sự kiện từ trực tiếp sang trực tuyến. Việc các liveshow bán được lượng lớn vé trực tuyến cũng đã phần nào nói lên được hiệu quả của hình thức này.
Đừng tỏ ra “trục lợi”
Ngay cả các thương hiệu cung cấp sản phẩm y tế, vệ sinh cũng không nên thực hiện bất kì loại tiếp thị nào thể hiện sự “trục lợi”. Đừng quảng cáo kiểu “Này, bạn phải mua thêm khẩu trang của tôi đi” hay “Muốn không bệnh thì phải mua nước rửa tay”… Cách tiếp thị phù hợp hơn là chia sẻ cho cộng đồng những thông tin để ngăn ngừa nhiễm bệnh hoặc CSR (hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi dịch).
Ngày nay, hầu hết khách hàng đều là những người tiêu dùng thông minh. Họ hiểu được những chiến dịch quảng cáo gây phản cảm và xu hướng tẩy chay “sản phẩm” vẫn xảy ra. Vì vậy, việc lựa chọn một chiến dịch gây được hiệu ứng không phải là điều dễ dàng với các doanh nghiệp.
Ảnh : Internet