KOL là viết tắt của từ tiếng Anh Key opinion leader (tạm dịch, người nổi tiếng có ảnh hưởng xã hội). Lịch sử thể thao Việt Nam trước Thường Châu từng chứng kiến rất ít KOL như Lê Công Vinh, Phạm Văn Quyến, Nguyễn Hồng Sơn. Tuy nhiên, họ đều là những hiện tượng cá biệt của thời đại mình.
Với sự thành công của lứa cầu thủ U23, các cầu thủ nổi lên như một thế hệ KOLs mới. Việc có hàng triệu người theo dõi trang cá nhân, khiến cho giá trị, tên tuổi của các cầu thủ, vận động viên trở nên đắt giá hơn nhiều.
Khác với các KOL giải trí, cầu thủ bóng đá nói riêng hay các vận động viên có lợi thế riêng là khả năng truyền cảm hứng và mức độ phủ sóng. Các trận cầu của họ có hàng triệu người theo dõi, mức rating truyền hình không gì so sánh được, công chiếu cả trong nước và quốc tế. Khi họ ra sân, người hâm mộ cảm thấy cầu thủ đang đại diện cho cả dân tộc.
Cũng bởi vì lý do này, các nhãn hàng dần chuyển hướng marketing sang các KOLs thể thao khi mà các vận động viên, cầu thủ dần trở thành thần tượng mới trong giới trẻ. Mỗi hành động, mỗi lời nói của các KOLs thể thao đều có sức lan tỏa mạnh mẽ, truyền cảm hứng cho hàng triệu người Việt Nam.
Không phải ngẫu nhiên mà người ta vẫn có cái nhìn không tốt về việc cầu thủ đi quảng cao. Một bộ phận đông những người hâm mô vẫn lo ngại chuyện trở thành KOLs sẽ khiến các cầu thủ ảnh hưởng năng lực trên sân cỏ.
Bên cạnh đó, việc đa phần các cầu thủ chưa có người đại diện, agency đứng sau khiến cho việc hợp tác với các doanh nghiệp, nhà marketer cũng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Tóm lại, việc sử dụng các KOLs thể thao trong chiến dịch Marketing của các doanh nghiệp đang dần trở thành xu hướng nhưng không vì đó, mà lạm dụng một cách bừa bãi. Sự nổi tiếng có thể đến với bất kì một KOLs nào nhưng cần phải chuẩn bị và sẵn sàng cho điều đó.