KOL là những người có ảnh hưởng và có cả chuyên môn trong lĩnh vực hoạt động, hay còn có thể được hiểu là một “chuyên gia” đối với chuyên ngành của họ.. Bạn thường bắt gặp KOL trên các phương tiện truyền thông như báo đài, tivi, radio,..
Influencer là những cá nhân có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến cộng đồng thông qua mạng xã hội như Facebook, Instagram hay là Youtube. Mỗi influencer đều có tầm ảnh hưởng nhất định trong ngành nghề họ theo đuổi và có cộng đồng fans ủng hộ mạnh mẽ. Influencer thường là những streamer, vlogger, blogger, mẫu ảnh tự do, hot girl …
Sự khác biệt rõ rệt nhất giữa KOL và Influencer là phạm vi phủ sóng. Rất nhiều KOLs không sử dụng bất kì mạng xã hội nào, họ được theo dõi bởi những kiến thức sâu rộng cũng như kĩ năng chuyên môn. Vì vậy tầm ảnh hưởng và mức độ phủ sóng của KOL dễ dàng bị hạn chế trong quốc gia của họ. Influencer thì ngược lại, bạn có thể sẽ được thế giới biết đến và có fans hâm hộ ở khắp nơi trên thế giới nếu bạn gây được sự hứng thú cho người xem thông qua các kênh mạng xã hội. Tuy nhiên cũng không thiếu những KOLs hoạt động mạnh mẽ trên mạng xã hội như những influencer mà điển hình trong số đó là Sơn Tùng MTP. Chàng ca sĩ quê gốc Thái Bình vừa là KOL trong lĩnh vực ca hát khi nắm trong tay hàng loạt bài hit vừa là influencer có tiếng với trang Facebook cá nhân có hơn 10 triệu lượt người theo dõi.
Với mức độ phủ sóng và số lượng dày đặt của cả hai khái niệm này, các doanh nghiệp hay nhãn hàng có nhiều lựa chọn hơn cho mỗi chiến dịch quảng cáo của mình.
Đa phần, KOL và Influencer được chia theo số lượng người hâm mộ như sau:
- Nano Influencer: Ở mức này bạn sẽ có số người hâm mộ dưới 10.000 người.
- Micro Influencer: Khi bạn có 10.000 – 100.000 người hâm mộ bạn sẽ đạt mức Micro.
- Macro Influencer: Người hâm mộ sẽ rơi vào khoảng 100.000 – 1.000.000 người.
- Mega Influencer: Khi bạn có hơn 1.000.000 người hâm mộ theo dõi.
Không phải khách hàng lớn là sẽ chắc chắn chọn KOL và khách hàng nhỏ lẻ thì sẽ chỉ chọn influencer cấp độ nano hay micro, mà tùy vào ngân sách và mục tiêu của chiến dịch, các marketer sẽ lên kế hoạch và đưa ra các đề xuất phù hợp với từng mục đích khác nhau.
Nếu bạn cho rằng hợp tác với những người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng càng cao thì chiến dịch marketing đó sẽ thành công hơn thì đó là một quan điểm sai lầm. Thực tế cho thấy rất nhiều chiến dịch marketing thành công nhờ sự có mặt của Nano Influencer và Micro Influencer đấy. Vì influencer là những người trực tiếp tương tác với khách hàng, trực tiếp sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà bản thân quảng cáo. Vì vậy influencer tạo cảm giác chân thực và gần gũi hơn rất nhiều so với KOL.
Mặc dù KOL có hàng triệu người theo dõi nhưng thông thường họ không thường xuyên sử dụng mạng xã hội. Những bài đăng trên trag cá nhân thường có xu hướng giống như một bài quảng cáo dẫn đến lượt tương tác kém giữa KOL và khán giả.
Kết luận:
KOL và Influencer đều có chuyên môn, thế mạnh riêng, tùy thuộc vào mục tiêu influencer marketing của mỗi nhãn hiệu để lựa chọn KOL hoặc Influencer hợp lý. Nếu bạn đang muốn ra mắt sản phẩm, dịch vụ mới, tăng doanh số bán hàng … bạn nên tìm kiếm đến Influencer. Ngược lại nếu bạn muốn phủ sóng thương hiệu, tăng độ nhận dạng thương hiệu đến với mọi người thì KOL sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo.